Xây dựng đập Đập

Các mục đích chung

Chức năngVí dụ
Phát điệnThủy điện là một nguồn phát điện chính trên thế giới hiện nay. Nhiều quốc gia có nhiều sông và đủ nước phục vụ cho nhu cầu này. Ví dụ, đập Itaipu trên sông ParanáNam Mỹ phát công suất 14 GW và cung cấp 93% lượng điện tiêu thụ của Paraguay và 20% lượng tiêu thụ của Brazil tính đến năm 2005.
Cấp nướcNhiều vùng đô thị trên thế giới được cấp nước từ các conn đập. Ví dụ như Luân Đôn – nguồn nước từ sông ThamesChester với nước được lấy từ River Dee. Các nguồn chính khác gồm các hồ chứa của các con đập chắn ngang các thung lũng sâu như một loạt các đập và hồ chứa trên Claerwen.
Ổn định dòng chảy/Tưới tiêuCác đập thường được dùng để kiểm soát và ổn định dòng chảy, thường phục vụ cho các mục đích nông nghiệp và tưới tiêu, các dạng hồ chứa liên quan đến mục đích này được gọi là hồ thủy lợi.[36] Các đập khác như Berg Strait có thể giúp ổn định và hồi mục mực nước trong các hồ nội địa và các biển, như trường hợp của biển Aral.[37]
Kiểm soát lũCác đập như Blackwater thuộc Webster, New HampshireDelta Works được xây dựng để kiểm soát lũ.[38]
Phục hồi đấtCác đập (thường được gọi là đê trong ngữ cảnh này) được dùng để chắn nước cho một khu vực tránh bị ngập, cho phép con người khai hoang.
Chuyển dòng nướcMột dạng đập nhỏ đặc biệt được dùng để chuyển hướng dòng chảy phục phụ tưới tiêu, phát điện, hoặc các mục đích sử dụng khác. Thỉnh thoảng, chúng được dùng để chuyển nước đến một lưu vực hoặc một hồ chứa nước khác để tăng dòng chảy vào đây và cải tạo sử dụng nước trong một khu vực cụ thể.
Giao thông thủyCác đập tạo ra các bể chứa nước sâu và cũng có thể thay đổi dòng chảy dưới hạ nguồn. Điều này lại ảnh hưởng đến giao thông của thượng và hạ nguồn qua sự thay đổi độ sâu đáy sông. Vùng nước sâu hơn tăng khả năng di chuyển của tàu bè. Các đập lớp có thể phục vụ mục đích này nhưng thường xuyên nhất là dùng âu thuyền.
Giải trí và cảnh quan vực nướcCác đập được xây dựng cho bất kỳ mục đích nào như đã nêu trên có thể đem lại những giá trị khác thay đổi theo thời gian so với mục đích ban đầu. Tuy nhiên, cộng đồng địa phương có thể đến đó vì các lý do giải trí và thẩm mỹ. Thường thì hồ chứa có mặt nước yên tĩnh và cây xanh bao quanh, khung cảnh như vây truyền cảm giác tự nhiên cho cách và cảm giác thư giãn.

Một số mục đích nêu trên có những xung đột và các nhà điều hành đập cần phải làm cho sự cân bằng năng động. Ví dụ phát điện và cấp nước cần phải giữ cho mực nước hồ cao trong khi công tác phòng chống lũ lụt sẽ phải giữ mực nước thấp. Nhiều đập nước ở những nơi có lượng mưa dao động trong một chu kỳ hàng năm cũng sẽ thấy sự dao động mực nước hồ hàng năm trong một nỗ lực để cân bằng những mục đích khác nhau. Việc quản lý đập trở thành một bài toán phức tạp giữa các bên liên quan.[39]

Vị trí

The discharge of Takato Dam

Vị trí tốt nhất để xây đập là phần hẹp của thung lũng sông sâu; hai vách thung lũng có thể dùng làm các tường tự nhiên. Chức năng cơ bản của cấu trúc đập là lấp đầy nước trong khoảng cao thiết kế của đập trong kênh dẫn. Vị trí được chọn phải đảm bảo khoảng không tối thiểu để có khả năng chứa đủ nước cần thiết.

Ý nghĩa của các yếu tố kỹ thuật và địa chất cần quan tâm trong khảo sát xây dựng đập gồm:

  • Độ thấm của đất đá xung quanh
  • Các đứt gãy kiến tạo
  • Trượt lở và ổn định mái dốc
  • Mực nước ngầm
  • Dòng chảy đỉnh lũ
  • Lắng đọng vật liệu
  • Tác động môi trường đến đánh bắt thủy sản trên sông, rừng và động vật hoang dã
  • Những tác động đến nơi sinh sống của con người
  • Bồi thường đất ngập lụt cũng như tái định cư
  • Loại bỏ các vật liệu độc và vật liệu xây dựng trong khu vực hồ chứa

Đánh giá tác động

Tác động được đánh giá theo nhiều cách: những lợi ích đối với xã hội từ việc xây đập (nông nghiệp, nước, phòng chống thiệt hại và điện năng), tác hại đối với tự nhiên và sinh vật hoang dã, tác động về địa chất của khu vực – hoặc thay đổi dòng chảy và các mức độ tăng hoặc giảm sự ổn định, và sự gián đoạn đối với cuộc sống con người.

Tác động môi trường

Gỗ và rác tích tụ do đập

Các hồ chứa sau đập ảnh hưởng đến nhiều mặt sinh thái của sông. Địa hình và động lực sông phụ thuộc vào bề rộng của dòng chảy trong khi đoạn sông bên dưới đập thường trải qua thời gian dài để đạt đến trạng thái cân bằng dòng chảy mới. Nước xả từ các hồ chứa bao gồm cả việc đi qua tourbin thường chứa rất ít chất lơ lửng, và điều này đến lượt nó có thể gây ra sự xáo trộn vật liệu trầm tích đáy và bờ sông gây xâm thực.

Các đập cổ hơn thường thiếu các đường dẫn cá, đường dẫn này giúp cho cá có thể di chuyển về thượng lưu để sinh đẻ theo cách tự nhiên của chúng, gây gián đoạn vòng sinh sản và di chuyển của cá. Thận chí nếu có đường dẫn cá thì chúng cũng có tác dụng ngăn cản và không phải lúc nào cá cũng có thể đến được bãi đẻ ở thượng lưu. Ở một vài khu vực, cá con được vận chuyển về hạ lưu bằng sà lan nhiều lần trong năm.

Một đập lớn có thể làm mất toàn bộ hệ sinh thái bao gồm các loài nguy cấp và các loài chưa được phát hiện trong khu vực, và thay thế môi trường nguyên thủy bằng một hồ chứa nước nội địa.

Các hồ chứa nước lớn sau đập đã cho thấy những ảnh hưởng của chúng đến hoạt động địa chấn, do sự thay đổi tải trọng cột nước lên nền đất tự nhiên.

Các đập cũng có vai trò làm gia tăng sự ấm lên toàn cầu. Mực nước thay đổi trong đập và hồ chứa là một trong những nguồn chính sinh ra khí nhà kính như metan.[40] Trong khi các đập và hồ chứa che phủ chỉ một phần nhỏ bề mặt trái đất, chúng nuôi dưỡng hoạt động sinh học mà có thể sinh ra một lượng lớn khí nhà kính.[41]

Tác động xã hội

Tác động về mặt xã hội của đập cũng đáng kể. Nick Cullather lập luận trong Hungry World: America's Cold War Battle Against Poverty in Asia rằng xây dựng đập cần chính phủ di dời dân cư, và nó thường bị các nhà quy hoạch lạm dụng. Ông dẫn ra rằng Morarji Desai, Bộ Nội vụ Ấn Độ, trong một phát ngôn năm 1960 với các dân làng về đập Pong, ông đã đe dọa "xả nước" và nhấn chìm dân làng nếu họ không hợp tác.[42]

Ví dụ, Đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử ở Trung Quốc lớp hơn gấp 5 lần kích thước đập Hoover (Hoa Kỳ), và tạo ra một hồ chứa dài 600 km được dùng để phát điện. Công tác xây dựng làm mất nhà cửa của hơn 1 triệu dân và cần một lượng lớn diện tích cho tái định cư, mất đi các vị trí khảo cổ và văn hóa có giá trị, cũng những thay đổi đáng kể về sinh thái.[43] Ước tính đến hiện nay có 40–80 triệu dân số trên toàn cầu đã di dời khỏi nhà cửa của họ do ảnh hưởng của việc xây dựng đập.[44]

Kinh tế

Xây dựng nhà máy thủy điện cần thời gian nghiên cứu tiền khả thi lâu dài về địa điểm, nghiên cứu thủy văn, và đánh giá tác động môi trường, và là các dự án quy mô lớn so với các nhà máy phát điện dùng nhiên liệu hóa thạch truyền thống. Nhiều vị trí có thể mang lại hiệu quả kinh tế với mục đích phát điện thì hạn chế; các vị trí mới có khuynh hướng xa các trung tâm đô thị và thường cần phải đầu tư mạng lưới truyền tải điện.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đập http://www.britannica.com/EBchecked/topic/150337/d... http://www.collectstocks.com/egyptbond.html http://frenchtribune.com/teneur/1212763-water-rese... http://books.google.com/?id=Bge-0XX6ip8C&pg=PA508&... http://books.google.com/books?id=DoDNAAAAMAAJ&pg=P... http://himalmag.com/component/content/article/44/1... http://timesofindia.indiatimes.com/home/environmen... http://www.jewishencyclopedia.com/view.jsp?artid=1... http://www.mathalino.com/reviewer/fluid-mechanics-... http://www.mysteriesofcanada.com/Canada/john_redpa...